Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, người tiêu dùng đã quá quen thuộc với việc mua hàng online qua các sàn thương mại điện tử. Song không phải ai cũng hiểu được khái niệm cũng như cách thức hoạt động của các sàn thương mại điện tử. Hãy cùng Quảng cáo tìm kiếm giải đáp chi tiết về thương mại điện tử ngay trong bài viết dưới đây.
Thương mại điện tử là gì?
Thực tế, có rất nhiều định nghĩa về thương mại điện tử, theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Hiểu theo một cách đơn giản hơn, tất cả các hoạt động thương mại được triển khai trên các thiết bị điện tử đều có chung khái niệm là thương mại điện tử. Còn đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử chỉ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ qua internet.
Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện với các hoạt động truyền thống (chăm sóc sức khỏe, giáo dục…), thương mại dịch vụ
Thương mại điện tử được thực hiện đối với các hoạt động, quá trình mua bán và sử dụng dịch vụ như:
1. Hoạt động truyền thống: Chăm sóc sức khỏe, giáo dục….
2. Thương mại dịch vụ: Dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài chính...
3. Thương mại hàng hóa: Mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng gia dụng, quần áo….
Tác động của Thương mại điện tử đến thị trường và ngành bán lẻ
Rất nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra giả thuyết, thương mại điện tử dẫn đến việc cạnh tranh giá sản phẩm với nhau. Dễ hiểu là vì thương mại điện tử là cầu nối giúp người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về giá cả, sản phẩm, người bán một cách dễ dàng.
Hiện tại, có rất nhiều trang web cung cấp dịch vụ so sánh sản phẩm, đánh giá hàng hóa bán trên các sản thương mại điện tử. Thông qua những trang web này người mua hàng có thể đưa ra những phản hồi trực tiếp về trải nghiệm thực tế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi mua hàng trên sàn TMĐT. Từ đó, giúp nhiều người mua hàng khác sẽ biết cách lựa chọn sản phẩm, trang web mua hàng, người bán phù hợp nhất với mình.
Tác động mạnh mẽ của TMĐT lên đời sống hàng ngày
Có thể thấy, thông qua sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn doanh nghiệp nhỏ và cá nhân kinh doanh. Bởi doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô, nguồn hàng nên có thể đưa ra giá bán thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ.
Các hình thức của Thương mại điện tử hiện nay
Mặc dù là hình thức phân phối hàng hóa thông qua internet, song thương mại điện tử cũng được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức sẽ phụ thuộc vào đối tượng tham gia mà có cách phân chia phù hợp nhất. Cụ thể:
Mô hình B2B - Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
Mô hình thương mại điện tử B2B được hiểu là tất cả các giao dịch hàng hóa trên sàn TMĐT này được thực hiện giữa 2 doanh nghiệp với nhau. Nói một cách dễ hiểu sàn TMĐT B2B thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm.
Mô hình B2C - Doanh nghiệp với Khách hàng
Mô hình B2C được xem là mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, có thể kể đến là Taobao, Tmall, shopee, Tiki hay Lazada… Mô hình mua sắm này thể hiện mối quan hệ giữa nhà phân phối với người tiêu dùng. Thông qua mô hình mua sắm này, người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá, xem phản hồi của người mua hàng trước đó để quyết định việc có nên mua hàng hơn. Còn về phía doanh nghiệp, mô hình B2C cho phép họ hiểu thêm về sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng thực tế dựa trên cương vị của người tiêu dùng.
Các loại hình TMĐT đang tồn tại trên thị trường
Mô hình C2C - Khách hàng với Khách hàng
Mô hình thương mại điện tử C2C được hiểu là các giao dịch diễn ra giữa người tiêu dùng với nhau. Thực chất là thông qua việc sử dụng mạng xã hội Facebook, Tik tok, Instagram để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến người khác.
Mô hình C2B - Khách hàng với Doanh nghiệp
Mô hình TMĐT C2B chỉ diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp, cá nhân mua để sử dụng. Chẳng hạn, như nhà thiết kế thời trang lên ý tưởng cho trang phục của công ty, nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm cho các sàn TMĐT…
Mô hình B2A - Doanh nghiệp với chính phủ
Mô hình B2A được hiểu là giao dịch được diễn ra giữa các doanh nghiệp, công ty đến khu vực hành chính công. Thường mô hình này sẽ liên quan trực tiếp đến các dịch vụ đặc thù như văn bản pháp lý, an sinh xã hội, việc làm...
Mô hình C2A - Khách hàng với Chính phủ
Ngoài B2A, thì còn có hình thức TMĐT phổ biến là C2A nó thể hiện tất cả các giao dịch giữa cá nhân và các khu vực hành chính công. Chẳng hạn, việc khai thuế quan doanh nghiệp thông qua các cổng thông tin điện tử của Cơ quan phụ trách về thuế.
Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
Lợi ích của thương mại điện tử
Thương mại điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, có thể kể đến là việc mua hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận được với nhiều khách hàng. Cụ thể:
1. Khách hàng được mua sắm nhanh hơn: Thông qua sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể mua sắm được ở bất cứ nơi đâu. Điều này cho thấy, người mua hàng có thể mua sản phẩm nhanh chóng, tiện lợi và không bị hạn chế bởi thời gian mở cửa của những cửa hàng truyền thống.
2. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mới: Các doanh nghiệp kinh doanh đều mong muốn hàng hóa của mình được tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và sàn TMĐT sẽ giúp bạn giải quyết tất cả. Thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, sàn TMĐT, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng mới đến mua hàng.
3. Chi phí hoạt động thấp hơn: Thay vì tốn chi phí thuê mặt bằng, nhân công, thì bán hàng trên sàn TMĐT sẽ tiết kiệm được tối đa các chi phí phía trên.
4. Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Đa phần các sàn TMĐT đều tự động hóa hồ sơ khách hàng, đồng thời sẽ dựa vào hành vi của khách hàng để gợi ý sản phẩm thích hợp nhất. Sự xuất hiện hàng hóa theo đúng yêu cầu sẽ làm tăng trải nghiệm của người mua và thu hút người tiêu dùng quay trở lại mua hàng vào lần sau.
Lợi ích của TMĐT cho người tiêu dùng và doanh nghiệp
Hạn chế của thương mại điện tử
Thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng rất nhiều lợi ích, song cũng mang rất nhiều nhược điểm như:
-
Trong quá trình sử dụng thương mại điện tử người mua hàng sẽ gặp phải trường hợp ứng dụng không tương thức với hệ điều hành và một vài hợp phần.
-
Chi phí xây dựng các sàn thương mại điện tử rất cao và dễ bị ngưng trệ nếu bị lỗi.
-
Đối với những chủ shop mới kinh doanh trên sàn TMĐT sẽ khó có thể nhận được sự tin tưởng của người mua hàng.
-
Đôi khi các vấn đề bảo mật tài khoản, giao dịch sẽ không được bảo đảm riêng tư và rất dễ lộ thông tin cá nhân khi sử dụng.
-
Khi mua hàng qua các sàn TMĐT, người mua hàng sẽ không được trực tiếp nhìn, sờ và cảm nhận sản phẩm. Do đó, rất dễ gặp phải rủi ro trong quá trình mua hàng.
Hi vọng, với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm thương mại điện tử. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận của bạn bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp.